Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA
Bác sĩ : Lê Thị Hòa Bình
Nơi công tác : Bệnh viện phụ sản Mê Kong (Bệnh viện Đại học Y Dược cũ)
Thời gian khám :
- Tại bệnh viện : 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp.HCM
+ Sáng thứ 5 và Chủ nhật : 7h30-11h
- Tại nhà riêng : 1/6 Đoàn Thị Điểm, Phường 1, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
+Từ thứ 2-thứ 7 : 17h30-20h (nghỉ chủ nhật và ngày lễ)

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI NÊN TRÁNH

          Thai nghén là hiện tượng sinh lý mà hầu hết  phụ nữ đều trải qua. Tuy nhiên khi có thai và sinh nở người phụ nữ thực sự phải chấp nhận một nguy cơ đối với sức khỏe và ngay cả mạng sống của mình. 

    Vì vậy trong giai đoạn này người phụ nữ cần phải được chăm sóc tốt. Ngoài việc chăm sóc theo dõi bằng các dịch vụ y tế, người phụ nữ mang thai cần biết được một số kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đứa con yêu dấu của mình.
 1.Về dinh dưỡng:
 - Khi mang thai người phụ nữ cần phải ăn cho 2 người: bản thân mình và thai nhi. Chính vì vậy cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và số lượng phải tăng lên.
 - Để ăn no khi có thai người phụ nữ cần phải tăng khẩu phần ăn lên 1/4 , có thể ăn tăng lên trong bữa ăn hoặc có thể ăn nhiều bữa hơn, cần phải thay đổi món, thay đổi cách chế biến để ngon miệng dễ hấp thu. Trong trường hợp ốm nghén ăn uống kém thì người mang thai nên ăn bất cứ thứ gì mà mình thích, đồng thời tăng cường nghỉ ngơi để đỡ tốn kém năng lượng.
 - Để ăn đủ chất cần ăn những thức ăn nhiều đạm như: cá, thịt, trứng, tôm, cua, ếch, lươn, sữa và các loại đậu nhất là đậu nành, các thức ăn giàu lipit như: dầu, mỡ, vừng lạc…, thức ăn chứa bột như: gạo, ngô, khoai , sắn bánh mì…, các loại vitamin có trong rau, hoa quả, các loại hạt... Không nên kiêng khem ngoại trừ một số người có chế độ ăn bệnh lý.
 - Không nên dùng các chất kích thích như: rượu ,bia, thuốc lá, café, ma túy..
 - Hạn chế gia vị như: hành , tỏi, ớt, tiêu…

 2. Làm việc và nghỉ ngơi:
 -  Khi mang thai nên làm việc nhẹ nhàng, không làm trong môi trường độc hại, tiếng ồn, không làm việc ở tư thế đứng lâu và cúi nhiều, không  tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm, không làm việc trên cao hoặc ngâm mình dưới nước.
 - Nếu tử cung hay go, hoặc có tiền sử sẩy thai đẻ non thì phải làm việc thật nhẹ nhàng, nhiều khi phải nghỉ hẳn.
 - Tập thể dục cũng rất cần thiết vì giúp cho tinh thần sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, ăn ngủ được. Nhưng không nên tập các động tác mạnh, chỉ hít sâu, thở dài, co duỗi chân tay hay đi bách bộ, đi xe nên tránh đường ổ gà. Phương tiện vận chuyển phải êm. Tháng cuối không nên đi xa.
 - Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ, không thức khuya, dậy sớm, không làm việc ca đêm.
 3.Vệ sinh thân thể:
 - Tắm rửa hằng ngày, tắm nơi kín gió, nên tắm bằng vòi sen, không nên ngâm mình trong bồn tắm, mùa lạnh cần phải tắm nước nóng.
 - Trong thời kỳ thai nghén bộ phận sinh dục tăng tiết dịch nhiều hơn nên cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên 2 đến 3 lần / ngày.
 - Chăm sóc vú bằng cách lau rửa vú hằng ngày với khăn vải mềm, nếu núm vú tụt vào trong phải vê kéo núm vú ra để tạo điều kiện cho con bú sau này. Khi làm như vậy mà thấy bụng co cứng thì phải ngừng lại.
 - Nên tránh tiếp xúc với người bị ốm, bị sốt với bất cứ nguyên nhân gì để tránh lây bệnh.

 4. Về sinh hoạt trong khi có thai:
 - Cần có cuộc sống ấm cúng, thoải mái trong gia đình
 - Tránh lo lắng, căng thẳng
 - Nên ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành, không khói bếp, thuốc lá.
 - Quần áo phải mặc rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
 - Quan hệ tình dục: có thể nhưng cần phải hạn chế, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối ; đối với người có tiền sử sẩy thai, đẻ non thì phải kiêng hẳn.

 5. Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh:
  - Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho cuộc sinh như: quần áo, tất khăn, mũ, khăn lau, khăn lông… cho con, giấy vệ sinh, thìa bát, một số đồ dùng cần thiết cho mẹ…Sắp xếp gọn gàng sẵn sàng để thuận lợi khi đi sinh.
 - Chọn lựa nơi sinh an toàn
 - Gần đến ngày sinh phải đi khám thai lại để được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cụ thể về việc sinh nở của mình.
 - Cần sắp xếp ở gần nơi sinh vào những ngày cuối.
 - Chuẩn bị phương tiện sẵn sàng để khỏi lúng túng khi chuyển dạ đột ngột.
 Hãy đi khám thai đầy đủ, ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối để được các bác sỹ tư vấn thật đầy đủ về cách chăm sóc khi mang thai và cách nuôi con sau sinh như thế nào tốt nhất cho bé yêu của mình.
NHS. Kim Trâm  
 

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE
Hiện nay, do mức sống ngày càng được nâng cao nên cơ cấu bữa ăn trong nhiều gia đình đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, các thức ăn giàu đạm, chất béo như các loại thịt, cá và nguồn thức ăn chế biến sẵn ngày càng tăng.
Đi đôi với nguồn thức ăn thay đổi là lối sống thụ động, ít vận động, điều này sẽ không có lợi cho sức khoẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Để chống lại nguy cơ bệnh tật, tăng cường sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý có vai trò hết sức quan trọng.
Một công trình nghiên cứu về dinh dưỡng đã tiến hành cuộc khảo sát các loại thực phẩm trên thế giới từ trước đến nay và đưa ra những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật, tăng tuổi thọ. Đó là các loại thực phẩm sau:
- Đậu nành: Chứa nhiều vitamin B, canxi, sắt và protein trong đậu nành, có thể thay thế thịt và mỡ. Những người mắc các bệnh về thận nên dùng các món ăn được chế biến từ đậu nành.
- Khoai (khoai tây và khoai lang): Là thực phẩm cung cấp đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. Khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
- Sữa chua: Sữa chua làm từ sữa không thêm đường tốt hơn là từ sữa có đường. Sữa chua chứa vi khuẩn lactobaciilus có tác dụng diệt được vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Tốt nhất nên dùng sữa chua làm từ sữa đậu nành.
- Tỏi: Nghiên cứu khoa học cho thấy, tỏi giúp tiêu bớt lượng mỡ và cholesterol trong máu, dự phòng được nhiều thể bệnh ung thư và có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và siêu vi khuẩn. Hơn nữa, việc dùng tỏi chữa bệnh không gây ra tác dụng phụ.
Nhung thuc an co loi cho suc khoe
- Mật ong: Vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm thiên nhiên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, mật ong có tác dụng gần giống như thuốc kháng sinh, đặc biệt có tác dụng trị loét dạ dày và ức chế vi khuẩn helicobacter pylori là vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày.
- Đậu xanh và ngô: Đậu xanh có tác dụng chống ôxy hóa, dùng để giải độc. Ngô chứa nhiều chất sắt và kali. Một số bộ tộc người da đỏ Mêhicô dùng ngô làm món ăn chính và họ ít mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tắc nghẽn động mạch vành.
- Chuối, cam, táo: Chuối có nhiều chất khoáng, vitamin, chất xơ, carbohydrat và kali, là một nguồn dinh dưỡng quí. Cam chứa nhiều loại vitamin, nhất là vitamin C và chất khoáng, còn táo có nhiều chất xơ và vitamin, rất có lợi cho cơ bắp.
- Cà rốt: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng. Chất xơ trong cà rốt có khả năng kết hợp với cholesterol nên làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu. Có thể dùng súp cà rốt cho trẻ nhỏ ăn kiêng khi bị tiêu chảy để thay thế một phần sữa mẹ hoặc dùng làm thức ăn bổ sung cho trẻ chậm lớn, trẻ chậm mọc răng.
- Rau dền: Rau dền rất bổ, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein. Không nên nấu quá chín loại rau này sẽ làm cho các vitamin và muối khoáng bị phân hủy.
- Cà chua: Cà chua chứa nhiều lycopen có tác dụng chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và một số thể ung thư khác.
- Hồ tiêu: Hồ tiêu có tác dụng kích thích dạ dày tiêu hóa các thức ăn khó tiêu. Ngoài ra, trong hồ tiêu có chất capsaicin giúp dự phòng nhiều thể bệnh ung thư.
- Quả mơ: Chứa nhiều betacaroten giúp dự phòng nhiều thể bệnh ung thư. Quả mơ còn chứa chất xơ, giúp cơ bắp khỏe mạnh.